Tiền xu Đô_la_New_Zealand

Lịch sử

Khi được ra mắt, đồng xu bao gồm các mệnh giá 1c, 2c, 5c, 10c, 20c và 50c. Đồng 1c và 2c được làm bằng đồng, những mệnh giá còn lại được làm bằng đồng niken. Nhằm dễ dàng cho việc chuyển giao, đồng 5c, 10c, 20c có kích thước giống với đồng 6 pence, shilling và florin trước đây. Cho đến năm 1970, đồng 10c vẫn mang dòng chữ huyền thoại “One Shilling”. Mặt trước của tất cả mệnh giá đều là chân dung của Nữ hoàng Elizabeth II, vẽ bởi Arnold Machin, với dòng chữ ELIZABETH II NEW ZEALAND cùng với năm sản xuất. Mặt sau của những đồng tiền sản xuất năm 1967 không được sản xuất theo những thiết kế ban đầu. Những tác phẩm nghệ thuật hiện đại và thiết kế theo chủ đề điêu khắc trên các đồng xu đã bị rò rỉ trên tờ báo và gặp phải phản ứng tiêu cực của công chúng. Phiên bản chính thức đã được thiết kế cẩn thận hơn phù hợp với mong đợi của cộng đồng.

Năm 1986, New Zealand nhận một đề nghị về bức chân dung của Nữ hoàng vẽ bởi Raphael Maklouf. Đồng 1c và 2c được đúc cuối cùng vào năm 1987, tiền sưu tầm được sản xuất vào năm 1988. Các mệnh giá trên được chính thức rút khỏi lưu thông vào ngày 30 tháng 4 năm 1990. Những thiếu sót của đồng 1c và 2c trong giao dịch hằng ngày được khuyến khích làm tròn lên 5c (10c từ năm 2006), được hiểu như là làm tròn tiền.

Ngày 11 tháng 2 năm 1991, đồng xu mệnh giá $1 và $2 làm bằng đồng-nhôm được phát hành nhằm thay thế những mệnh giá tiền giấy tương đương. Năm 1999, chân dung Nữ hoàng vẽ bởi Ian Rank-Broadley đã được khắc lên những đồng xu cùng với dòng chữ NEW ZEALAND ELIZABETH II.

Ngày 11 tháng 11 năm 2004, Ngân hàng Dự trữ đã gợi ý về việc rút đồng 5c ra khỏi lưu thông và làm cho đồng 10c, 20c, 50c nhỏ hơn và dùng thép mạ để làm chúng mỏng hơn. Sau 3 tháng lấy ý kiến cộng đồng, kết thúc vào ngày 4 tháng 2 năm 2005, Ngân hàng Dự trữ thông báo từ ngày 31 tháng 3 sẽ chuẩn bị cho việc thay đổi. Việc này được thực hiện vào ngày 31 tháng 7 năm 2006, những đồng tiền cũ vẫn còn giá trị cho đến ngày 31 tháng 6 năm 2006. Những đồng 5c, 10c, 20c, 50c không còn là phương tiện thanh toán hợp pháp nhưng vẫn được chấp nhận tại Ngân hàng Dự trữ. Trước sự thay đổi của các đồng xu này, tương tự như vậy, đối với quốc tế (nhất là khối Thịnh vượng chung Anh), đồng tiền có cùng kích cỡ với những đồng xu Anh, dẫn đến tiền xu từ các loại tiền tệ khác, đặc biệt là đồng tiền cũ, có thể được chấp nhận bởi máy bán hàng tự động và nhiều nhà bán lẻ.

Các đồng xu kim loại đang lưu hành

Thiết kế mặt sau của những đồng xu Đô la New Zealand đang trong lưu thông. Hình ảnh cung cấp bởi Ngân hàng Dự trữ New Zealand.
Mệnh giáThông số kỹ thuậtMiêu tảNgày phát hành
Đường kínhĐộ dàyKhối lượngVật liệuCạnhMặt trướcMặt sau
10 cents20.50 mm1.58 mm3.30 gThép mạ đồngTrơnNữ hoàng Elizabeth IIHình chạm khắc Māori koruru31/07/2006
20 cents21.75 mm1.56 mm4.00 gThép mạ nikenKhía 7 lềNữ hoàng Elizabeth IIHình chạm khắc Pukaki, một vị lãnh đạo của Ngatra Whakaue iwi Māori[1]31/07/2006
50 cents24.75 mm1.70 mm5.00 gTrơnTàu HM Bark Endeavour và đỉnh núi Taranaki
$123.00 mm2.74 mm8 gĐồng nhômKhía xen kẽNữ hoàng Elizabeth IIChim Kiwi và cây silver fern11/02/1991
$226.50 mm2.70 mm10 gRãnhCò ngàng lớn

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đô_la_New_Zealand http://fxtop.com/ http://fxtop.com/en/currency-pair.php?C1=AUD&C2=NZ... http://fxtop.com/en/currency-pair.php?C1=CAD&C2=NZ... http://fxtop.com/en/currency-pair.php?C1=CHF&C2=NZ... http://fxtop.com/en/currency-pair.php?C1=EUR&C2=NZ... http://fxtop.com/en/currency-pair.php?C1=GBP&C2=NZ... http://fxtop.com/en/currency-pair.php?C1=HKD&C2=NZ... http://fxtop.com/en/currency-pair.php?C1=JPY&C2=NZ... http://fxtop.com/en/currency-pair.php?C1=USD&C2=NZ... http://fxtop.com/en/currency-pair.php?C1=VND&C2=NZ...